Monday, November 13, 2017

Đọc thêm: Tiết 49: LẦU HOÀNG HẠC - NỖI OÁN CỦA NGƯỜI PHÒNG KHUÊ - KHE CHIM KÊU

                                                       Đọc thêm:  Tiết 49: LẦU  HOÀNG HẠC
(Hoàng Hạc lâu)
THÔI HIỆU
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Hoàng Hạc Lâu là  cảm xúc của con người khi đối diện với cái đẹp, là nỗi sầu kết đọng vì hoài cổ hay vì  nhớ quê hương,… Để xác định một cái gì đó thật rõ ràng trong Hoàng Hạc Lâu quả là rất khó.  Phải  chăng vì thế mà người ta đều cho rằng Hoàng Hạc lâu đẹp  và hay bởi nó gợi lên một sự ngỡ ngàng, một nỗi bâng khuâng, một nỗi nhớ,… một nỗi buồn trong trẻo mông lung và mãi lắng sâu.
II. RÈN KĨ NĂNG
1. Nhan đề bài thơ là Lầu Hoàng Hạc nhưng ngoài sự xác định vị trí của lầu Hoàng Lạc  ở “nơi đây”, còn lại toàn bài không nói gì về “lầu” cả. Dụng ý  mà nhà thơ muốn nói đến ở đây là chuyện quan hệ giữa “người xưa” với “người nay”, giữa thời gian quá  vãng và không gian mở rộng, giữa hư  với thực, giữa cảnh với tình,…
2. Tất cả “cảnh”- cảnh xưa và nay, cảnh xa và gần, cảnh thực và hư,… cảnh nào  cũng đẹp. Thế nhưng tất cả cảnh lại đến khiến người buồn (sử nhân sầu). Bởi dường như đối diện với cái đẹp hoàn mỹ của thiên nhiên, của nghệ thuật, của cuộc đời, của tình người… ta bỗng bâng khuông nhận ra hình như mình chưa thật vẹn toàn, hình như mình đang khuyết thiếu một điều gì đó giúp ta được tròn đầy. Phải chăng vì thế ta buồn vì chưa xứng đáng với những điều tốt đẹp hoàn mỹ ngoài kia.

3. Quả đúng thực bài thơ có 56 chữ thì 55 chữ đều là bước “chuẩn bị” cho một chữ sầu“đậu” xuống, kết đọng trong tâm.  Chữ sầu đến như là một sự tất yếu nhưng  không phải nó cứ tự “rơi” xuống một cách vô duyên. Nó là kết quả của một quá trình soi ngắm, suy nghĩ, liên tưởng và tái tê trong lòng của con người. Con người cô đơn đứng giữa cái nơi mà vốn nổi  tiếng với những lần li biệt thì dẫu thế nào cũng khó có thể vui. Không những thế, cảnh vật, không gian, thời gian,… và cả cái tình cảnh đặc biệt của nhà thơ nữa (khách li hương) càng không có cái lí gì ngăn được sự xuất hiện của chữ sầu. Chữ sầu trong câu thơ cuối không phải là một sự xuất hiện bất ngờ nhưng nó chính là giọt sầu làm cho cả bát sầu kia tràn ra tất cả  và vương vấn muôn nơi.
NỖI OÁN CỦA NGƯỜI PHÒNG KHUÊ
(Khuê oán)

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Thơ Đường có nhiều kiệt tác về đề tài chiến tranh. Tuy không nói trực tiếp đến sự tàn khốc của chiến tranh, nhưng từ nỗi sầu biệt hận của người thiếu phụ phòng khuê, bài thơ đã cất lên tiếng nói căm  ghét oán hờn đối với chiến tranh.Với một bài thơ như Khuê oán thì hàng trăm mũi tên phản chiến ắt còn phải chiụ thua xa.
II. RÈN KĨ NĂNG
1. Điểm  độc đáo của Khuê oán là ở cấu tứ. Với chỉ bốn câu và vẻn vẹn trong 28 chữ, Vương Xương Linh vẫn thể hiện được quá trình chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ. Tâm trạng ấy từ “bất tri sầu” (vô tư) sang “hối” (hối tiếc và hối hận). Cái “bản lề” của quá trình chuyển biến tâm trạng ấy là ở câu : Liễu là màu của mùa xuân và tuổi trẻ. Nó cũng lại là màu của sự biệt li. Nhìn về mình, cô gái thấy tuổi trẻ đang bị “trôi” đi. Còn nhìn về phía chinh phụ thì mịt mù thăm thẳm. Hoàn cảnh ấy quả thực không thể không khiến cho người thiếu phụ sầu hận, xót thương.
2. Như trên đã nói, màu dương liễu vừa là màu của mùa xuân, của tuổi trẻ, vừa là “màu li biệt”, tâm trạng người khuê phụ lập tức đổi thay ngay : từ vô tư, nàng bắt đầu hối hận vì để chàng đi tìm kiếm tước hầuv; từ hối hận, nàng chuyển sang oán thán cái ấn phong hầu, oán ghét chiến tranh phi nghĩa.

3. Với chỉ 28 chữ, Khuê oán xứng đáng được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường. Đọc Khuê Oán ta không thấy nói đến chiến tranh nhưng ta lại có thể cảm nhận thấy rất rõ chiến tranh, chiến tranh đang “ăn mòn” cuộc sống con người. Nó không những chôn vùi tuổi trẻ của cả những người đang đứng trước hòn tên mũi đạn mà còn chôn vùi cả những người vợ, người mẹ,… đang mong ngóng nơi quê hương, xứ xở. Không  chỉ thế, chiến tranh còn làm mất đi sự lạc quan yêu đời và niềm tin yêu phơi phới vào cuộc sống,… Với những điều như thế thì đúng là dù không trực tiếp nói ra nhưng bài thơ vẫn sục sôi tinh thần phản đối chiến tranh.
                                                              KHE CHIM KÊU
KIẾN THỨC CƠ BẢN
- Vương Duy (701 - 761) thọ 60 tuổi. Tự là Ma Cật người đất Kì - Thái Nguyên nay thuộc tỉnh Sơn Tây - Trung Quốc. Đỗ.tiến sĩ năm 21 tuổi, là nhà thơ, hoạ sĩ nổi tiếng đời Đường, Vương Duy suốt đời làm quan song trong một thời gian dài lại sông như một ẩn sĩ. “Mỗi lần bãi triều về là đốt hương ngồi một mình đọc kinh, niệm Phật”.
- Vương Duy để lại hơn 400 bài thơ và nhiều tác phẩm hội hoạ. Đại bộ phận thơ ông là điền viên, sơn thuỷ (miêu tả ruộng vườn núi sông), cảnh sắc thiên nhiên đa dạng thể hiện sự thanh nhàn, yêu tĩnh. Sự thanh nhàn biểu hiện ở cảnh vật có khi là màu sắc thanh tịch vô vi của đạo Phật.
Bài thơ là tâm hồn nhạy cảm, tinh tê của nhà thơ trong đêm yên tĩnh. Về nghệ thuật: Khả năng quan sát, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, tạo ra sự đối lập giữa động và tĩnh.
HƯỚNG DẪN HỌC THÊM
Câu 1. Cây quê cành lá sum sê nhưng hoa rất nhỏ. Nhà thơ cảm nhận đươc hoa quế rơi. Chi tiết ấy nói lên điêu gỉ vê cảnh vât đêm xuân và tâm hồn thi sĩ?
- Cây quế cành lá sum sê nhưng hoa quế rất nhỏ. Nhà thơ cảm nhận được hoa quế rơi. Điều ấy chứng tỏ đêm xuân rất thanh tĩnh, cảm nhận của nhà thơ rất tinh tế. Ông sông trong một tâm trạng thật thanh nhàn. Nhà thơ lắng nghe được tiếng rơi rất nhỏ ấy:
“Người nhàn hoa quế nhẹ rơi
Đêm xuân lặng ngắt trái đồi vắng tanh”
(Người nhàn hoa quế rụng.
Đêm xuân núi vắng teo)
Câu 2. Mối quan hệ giữa “động” và “tĩnh”, “hình” và “âm” được thể hiện như thế nào trong bài thơ?
Mối quan hệ giữa động và tĩnh, hình và âm được thể hiện:
+Giữa người và cảnh (người nhàn/hoa quế rụng)
+Giữa đêm trăng thanh tĩnh và tiếng chim kêu Mối quan hệ này biểu hiện cảm xúc vừa tinh tế vừa sôi động trong mối quan hệ hoà cảm giữa thiên nhiên và con ngưòi. Nhà thơ lắng nghe được những gì nhỏ bé xao động xunh quanh mình. Trăng sáng giữa đêm xuân. Núi rừng cũng bừng lên vẻ đẹp tiếng chim kêu làm cho bức tranh có hồn, sự sống vẫy gọi.
Câu 3. Thử dùng một câu để tóm tắt bài thơ?
- HS có thể suy nghĩ và tóm tắt theo cách cảm riêng của mình.
Ví dụ “Đêm xuân trăng sáng, hoa quế rụng, tiếng chim kêu, người nhàn nhã”


No comments:

Post a Comment