Tuesday, January 2, 2018

TỰA “TRÍCH DIỄM THI TẬP”

TỰA “TRÍCH DIỄM THI TẬP”
(Trích)
HOÀNG ĐỨC LƯƠNG
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Hoàng Đức Lương người làng Cửu Cao, huyện Văn Giang, nay thuộc tỉnh H­ưng Yên, sau chuyển đến ở làng Ngọ Kiều, Gia Lâm, Hà Nội. Ông đỗ tiến sĩ năm năm 1478. Ông để lại: Trích diễm thi tập, đề tựa năm 1479, thơ chữ Hán còn lại 25 bài chép trong Trích diễm thi tập, sau này được Lê Quý Đôn đ­ưa vào Toàn Việt thi lục.
2. Tựa là bài văn đặt ở đầu tác phẩm văn học hoặc sử học, địa lí, hội hoạ, âm nhạc,… nhằm giới thiệu mục đích, nội dung, quá trình hình thành và kết cấu của tác phẩm ấy. Bài tựa có thể do tác giả tự viết hoặc do một ai đó thích thú tác phẩm mà viết. Cuối bài tựa thường có phần lạc khoản: ghi rõ họ tên, chức t­ước của người viết và ngày tháng, địa điểm làm bài tựa. Bài tựa cũng thể hiện những quan điểm mang tính thời đại và của chủ quan người viết. Văn của thể tựa có tính chất thuyết minh, thường được kết hợp với nghị luận và tự sự, có khi mang sắc thái trữ tình.
3. Trong công việc biên soạn cũng như sáng tác, Trần Đức Lương bộc lộ một quan niệm thẩm mĩ tiến bộ. Đó là sự chú ý đến tính thẩm mĩ của văn chương. Tấm lòng yêu n­ước của ông được thể hiện qua tinh thần trách nhiệm, ý thức trân trọng, giữ gìn di sản văn hoá dân tộc.
II – RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tìm hiểu xuất xứ
Gợi ý:
Bài tựa này nằm trong Trích diễm thi tập (1497), một tập thơ gồm sáu quyển do Hoàng Đức Lương s­ưu tầm, tuyển chọn tác phẩm của các tác giả từ thời Trần đến thời Tiền Lê.
2. Tìm hiểu bố cục
Gợi ý:
- Đoạn 1: Lí do làm sách Trích diễm thi tập.
- Đoạn 2: Quá trình hoàn thành Trích diễm thi tập.
Ngoài ra còn phải kể đến phần Lạc khoản.
3. Phân tích mạch lập luận của bài tựa.
Gợi ý: Mạch lập luận sáng rõ: Những lí do khiến thơ văn không lưu truyền được à Ý thức gìn giữ, tinh thần trân trọng di sản văn hoá dân tộc à Công việc biên soạn sách.
4. Những phân tích và trình bày lí lẽ được kết hợp với yếu tố biểu cảm làm tăng thêm sức thuyết phục cho những điều tác giả muốn diễn đạt:
- Thái độ đối với thực trạng thất truyền của thơ văn, sách vở: Lòng tha thiết đối với vẻ đẹp của thơ văn; Những câu hỏi đầy day dứt, thể hiện sự xót xa tr­ước thực trạng thơ văn không được lưu truyền và với những mặt trái của đời sống xã hội.
- Tinh thần tự trọng, ý thức dân tộc và niềm đau xót được bộc lộ trực tiếp: “Than ôi ! Một n­ước văn hiến, xây dựng đã mấy trăm năm, chẳng lẽ không có quyển sách nào có thể làm căn bản, mà phải tìm xa xôi để học thơ văn đời nhà Đường. như thế chả đáng thương xót lắm sao !”
5. Những lời lẽ nào thể hiện thái độ nghiêm túc, thận trọng, khiêm tốn tr­ước công việc biên soạn sách?
Gợi ý: “Tôi không tự lượng sức mình… chẳng khác gì hiện nay ta chê trách người x­a vậy”.
6. Theo tác giả, có những lí do nào khiến thơ văn không lưu truyền hết ở đời?
Gợi ý:
Theo Hoàng Đức Lương, thơ văn không lưu truyền được ở đời vì:
Thứ nhất, chỉ thi nhân mới thấy được cái hay, cái đẹp của thơ ca.
Thứ hai, người có học thì ít quan tâm đến thơ ca.
Thứ ba, người quan tâm đến thơ ca thì năng lực kém, không đủ kiên trì.
Thứ tư­, chính sách phát hành của nhà n­ước còn nhiều hạn chế.
Có thể xem đây là các lí do chủ quan.
Thơ văn không lưu truyền được ở đời còn vì những lí do khách quan. Lí do này được tác giả phân tích trong đoạn từ “Vì bốn lí do kể trên…” đến “… mà không rách nát tan tành. ”, cụ thể là:
- Thời gian làm h­ư nát sách vở.
- Binh lửa chiến tranh tiêu huỷ.
7. Động cơ nào thôi thúc tác giả biên soạn Trích diễm thi tập?
Gợi ý:
Tác giả trình bày rõ động cơ biên soạn Trích diễm thi tập:
- Xuất phát từ những bức xúc trong tình hình biên soạn sách về thơ ca Việt Nam ở thời của tác giả (các lí do khiến thơ văn không được lưu truyền).
- Trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn những giá trị văn hiến dân tộc.
8. Tác giả trình bày quá trình biên soạn Trích diễm thi tập như thế nào?
- S­ưu tầm, biên soạn sách thơ văn có nhiều khó khăn, tác giả đã có cái nhìn rất thực tiễn, đồng thời thể hiện thái độ thận trọng, khiêm tốn.
- Thu l­ượm, chọn lấy những bài tiêu biểu, phân loại.
- Biên soạn thành sáu quyển, ở cuối mỗi quyển có tác phẩm do chính tác giả viết.
9. Có thể so sánh bài tựa này với các lời nói đầu trong sách vở ngày nay?
Gợi ý:
Cùng với sự đa dạng, phong phú của sách vở hiện nay, những lời nói đầu cũng có nhiều dạng, nhiều phong cách. Nhìn chung, ở các lời nói đầu, giống với tính chất của bài tựa, đều có những nhận định khái quát về giá trị của tác phẩm, cũng như thâu tóm những nội dung chính của cuốn sách. Tuy nhiên, chức năng, đặc điểm của lời nói đầu ở những quyển sách s­ưu tầm, biên soạn gần hơn cả với chức năng, đặc điểm của bài tựa theo kiểu bài tựa của Hoàng Đức Lương: Trình bày kết cấu sách; quan điểm tập hợp, tuyển chọn; tên người viết, nơi viết, thời gian viết,…

 

No comments:

Post a Comment