Nói về ''Kim Vân Kiều''
Kim Vân Kiều là một cuốn tiểu thuyết với 20 chương được viết bởi tiểu thuyết gia Trung Quốc Thanh Tâm Tài Nhân vào cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17. Thanh Tâm Tài Nhân viết cuốn tiểu thuyết này dựa trên những cuốn tiểu thuyết đã được viết trước đó bởi các tiểu thuyết gia khác với cùng một cốt truyện. Lấy cảm hứng từ cuốn Kim Vân Kiều , nhà thơ Việt Nam nổi tiếng Nguyễn Du (1765-1820) đã viết tuyệt tác Truyện Kiều xuất bản năm 1813, một trong những tác phẩm thơ có giá trị văn học quan trọng nhất trong nền văn học Việt Nam ở mọi thời đại , được được biết đến và đánh giá cao bởi nhiều độc giả cũng như các nhà nghiên cứu khắp nơi trên thế giới, kể cả ở Trung Quốc. Kim Vân Kiều kể về cuộc sống đầy thử thách và đau khổ của Thúy Kiều, một người con gái xinh đẹp, tài năng nhưng cũng lắm truân chuyên , buộc phải bán thân để cứu gia đình để rồi từ đó trải qua biết bao thăng trầm, bể dâu. Kim Vân Kiều được cấu trúc trong sự phát triển của chuỗi các sự kiện và hành động của nhân vật chính. Cảm xúc nhân vật được thể hiện thông qua tả cảnh. Cuốn sách chứa đựng rất nhiều bài học luân lý. Trong bài “So sánh Truyện Kim Vân Kiều Trung Quốc và Việt Nam” của giáo sư Đổng Văn Thành, giáo sư Văn học Trung Quốc tại Trường đại học Liêu Ninh, được công bố lần đầu trên Minh Thanh tiểu thuyết luận tùng, số 4 (tháng 6.1986) và số 5 (tháng 9.1987), ông viết: Kim Vân Kiều “… bị vùi lấp hàng mấy thế kỷ trong văn học sử Trung Quốc; từ cuối đời Thanh cho tới những năm 50 của thế kỷ XX, cuốn tiểu thuyết ấy hầu như được ít người biết đến. Trong tất cả các sách về lịch sử tiểu thuyết, lịch sử văn học, kể từ cuốn Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc của Lỗ Tấn đến nay, đều không có đến nửa chữ giới thiệu về nó. Rồi ông Tôn Khải Đệ, chuyên gia nghiên cứu tiểu thuyết Trung Quốc, người sớm nhất nhắc đến nó trong sách Thư mục tiểu thuyết được thấy ở Tokyo – Nhật Bản, xuất bản năm 1932, lại coi nó là điển hình của những tác phẩm kém …Sau khi người Trung Quốc tự đẩy cuốn tiểu thuyết của mình xuống vực, học giả nước ngoài nghiên cứu văn học Trung Quốc càng không thèm để ý đến nữa. Nếu không có Nhà xuất bản Xuân Phong văn nghệ in lại tiểu thuyết đời Minh–Thanh, hẳn bộ tiểu thuyết này còn bị ngăn cách với bạn đọc lâu hơn nữa…” Trong bài viết này ông Đổng Văn Thành còn thừa nhận rằng: Nhờ sự nổi tiếng của Truyện Kiều của Nguyễn Du mà ông mới tò mò tìm hiểu bản gốc truyện Kim Vân Kiều của Trung Quốc. Hiện nay, có nhiều bản sao của cuốn tiểu thuyết này, nhưng có một bản sao tay ban đầu đang được bảo quản tại École française d'Extrême-Orient (EFEO) tại Paris (- # A953 micronormalisées - Photoza - Paris). Bản sao này có 4 cuốn với 478 trang văn bản Hán. Thanh Tâm Tài Nhân tên thật Từ Văn Trường, còn được gọi là Từ Vị. Bên cạnh bút danh Thanh Tâm Tài Nhân, ông còn một số bút danh khác như Thiện Tri, Thanh Đằng, Điền Thủy Nguyệt. Ông là một học giả thông mình, tài năng nhưng không thành công trong sự nghiệp chính trị.
Kim Vân Kiều là một cuốn tiểu thuyết với 20 chương được viết bởi tiểu thuyết gia Trung Quốc Thanh Tâm Tài Nhân vào cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17. Thanh Tâm Tài Nhân viết cuốn tiểu thuyết này dựa trên những cuốn tiểu thuyết đã được viết trước đó bởi các tiểu thuyết gia khác với cùng một cốt truyện. Lấy cảm hứng từ cuốn Kim Vân Kiều , nhà thơ Việt Nam nổi tiếng Nguyễn Du (1765-1820) đã viết tuyệt tác Truyện Kiều xuất bản năm 1813, một trong những tác phẩm thơ có giá trị văn học quan trọng nhất trong nền văn học Việt Nam ở mọi thời đại , được được biết đến và đánh giá cao bởi nhiều độc giả cũng như các nhà nghiên cứu khắp nơi trên thế giới, kể cả ở Trung Quốc. Kim Vân Kiều kể về cuộc sống đầy thử thách và đau khổ của Thúy Kiều, một người con gái xinh đẹp, tài năng nhưng cũng lắm truân chuyên , buộc phải bán thân để cứu gia đình để rồi từ đó trải qua biết bao thăng trầm, bể dâu. Kim Vân Kiều được cấu trúc trong sự phát triển của chuỗi các sự kiện và hành động của nhân vật chính. Cảm xúc nhân vật được thể hiện thông qua tả cảnh. Cuốn sách chứa đựng rất nhiều bài học luân lý. Trong bài “So sánh Truyện Kim Vân Kiều Trung Quốc và Việt Nam” của giáo sư Đổng Văn Thành, giáo sư Văn học Trung Quốc tại Trường đại học Liêu Ninh, được công bố lần đầu trên Minh Thanh tiểu thuyết luận tùng, số 4 (tháng 6.1986) và số 5 (tháng 9.1987), ông viết: Kim Vân Kiều “… bị vùi lấp hàng mấy thế kỷ trong văn học sử Trung Quốc; từ cuối đời Thanh cho tới những năm 50 của thế kỷ XX, cuốn tiểu thuyết ấy hầu như được ít người biết đến. Trong tất cả các sách về lịch sử tiểu thuyết, lịch sử văn học, kể từ cuốn Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc của Lỗ Tấn đến nay, đều không có đến nửa chữ giới thiệu về nó. Rồi ông Tôn Khải Đệ, chuyên gia nghiên cứu tiểu thuyết Trung Quốc, người sớm nhất nhắc đến nó trong sách Thư mục tiểu thuyết được thấy ở Tokyo – Nhật Bản, xuất bản năm 1932, lại coi nó là điển hình của những tác phẩm kém …Sau khi người Trung Quốc tự đẩy cuốn tiểu thuyết của mình xuống vực, học giả nước ngoài nghiên cứu văn học Trung Quốc càng không thèm để ý đến nữa. Nếu không có Nhà xuất bản Xuân Phong văn nghệ in lại tiểu thuyết đời Minh–Thanh, hẳn bộ tiểu thuyết này còn bị ngăn cách với bạn đọc lâu hơn nữa…” Trong bài viết này ông Đổng Văn Thành còn thừa nhận rằng: Nhờ sự nổi tiếng của Truyện Kiều của Nguyễn Du mà ông mới tò mò tìm hiểu bản gốc truyện Kim Vân Kiều của Trung Quốc. Hiện nay, có nhiều bản sao của cuốn tiểu thuyết này, nhưng có một bản sao tay ban đầu đang được bảo quản tại École française d'Extrême-Orient (EFEO) tại Paris (- # A953 micronormalisées - Photoza - Paris). Bản sao này có 4 cuốn với 478 trang văn bản Hán. Thanh Tâm Tài Nhân tên thật Từ Văn Trường, còn được gọi là Từ Vị. Bên cạnh bút danh Thanh Tâm Tài Nhân, ông còn một số bút danh khác như Thiện Tri, Thanh Đằng, Điền Thủy Nguyệt. Ông là một học giả thông mình, tài năng nhưng không thành công trong sự nghiệp chính trị.
No comments:
Post a Comment