Phân tích nhân vật Khải Định trong tác phẩm Vi Hành
- Khải Định là một ông vua thuộc nhà Nguyễn. Vua Khải Định được nước Pháp “mời” sang Pháp dự cuộc đấu xảo thuộc địa ở Mác-xây. Bọn thực dân Pháp làm như vậy nhằm lừa gạt dư luận của nhân dân Pháp cũng như các nước khác trên thế giới.
- Trước việc Khải Định sang Pháp như vậy, Nguyễn Ái Quốc đã sáng tác truyện ngắn Vi hành nhằm phơi bày sự thật của việc Khải Định sang Pháp. Truyện được đăng trên báo Nhân đạo (của Pháp), số ra ngày 19 - 02 - 1923.
- Vi hành là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất trong mảng truyện và kí của Nguyễn Ái Quốc. Khái Định là nhân vật chính trong tác phẩm Vi hành. Phân tích nhân vật Khải Định, ta sẽ thấy được bản chất hèn hạ của ông vua bất tài này.
1. Giới thiệu nhân vật
- Khải Định là một ông vua thuộc nhà Nguyễn. Đây là một ông vua hèn hạ và bất tài nhất của triều Nguyễn. Việc được nước Pháp “mời” sang Pháp dự cuộc đấu xảo thuộc địa ở Mác-xây khiến cho Khải Định lấy làm tự hào. Khải định đâu nghĩ rằng y chỉ là một tên hề, một con rối trong tay thực dân Pháp.
2. Phân tích nhân vật Khải Định
a) Ngoại hình
- Mặt mũi: xấu xí: da vàng, mũi tẹt, mắt xếch: “Chẳng phải vẫn cái mũi tẹt ấy, vẫn đôi mắt xếch ấy, vẫn cái mặt bủng như vỏ chanh ấy đấy à”.
- Trang phục: cổ lỗ, kệch cỡm, quê mùa:
+ “Có cả cái chụp đèn chụp lén cái đầu quấn khăn”.
+ “Các ngón tay thì đeo đầy những nhẫn”.
+ “Hắn đeo lên người hắn đủ cả bộ lụa là, đủ cả bộ hạt cườm”.
=> Đây là ngoại hình của một con rối, một tên hề không hơn không kém. Khải Định đúng là một tên hề rẻ mạt nhằm mua vui cho mọi người. Với thực dân Pháp thì Khải Định là một con rối trong tay chúng “Nghe nói ông bầu nhà hát có ý định kí giao kèo thuê đấy”.
b) Thái độ và tư cách
- Có hành động mờ ám, lén lút: “Trông hắn có vẻ nhút nhát”, “lúng ta lúng túng”.
- Đến nơi một vị hoàng đế không nên đến: tiệm cầm đồ, trường đua...
- Ăn chơi, hưởng thụ cá nhân: “Ngài muốn nếm thử cuộc đời của các cậu công tử bé”. .
- Khải Định như một thằng hề rẻ mạt: “Phải trả 1500 F để xem vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên... giờ xem vua có mất tí tiền nào đâu”.
c) Đánh giá nhân vật
- Khải Định có ngoại hình vừa xấu xí, vừa thiếu sức sống. Đây là ngoại hình kệch cỡm, lố lăng đáng chê cười của một ông vua “vi hành” trên đất người. Ngoại hình ấy là
ngoại hình của một con rối, của một tên hề làm trò mua vui cho thiên hạ mà thôi.
- Khải Định là một tên vua bất tài, vô dụng, hèn nhát, thiếu bản lĩnh, một kẻ chỉ biết ăn chơi hưởng thụ cá nhân mà không nghĩ đến nhân dân đang đau khổ lầm than dưới ách thống trị của bọn thực dân Pháp.
- Là trò tiêu khiển của thanh niên Pháp: “Hắn còn làm mình bật cười hơn nữa cơ khi hắn đeo trên mình đủ bộ lục là, hạt cườm”.
- Truyện ngắn Vi hành có giá trị châm biếm, tố cáo sâu sắc. Tác phẩm đã vạch trần bộ mặt xảo quyệt của bọn thực dân Pháp. Tác giả đánh vào luận điệu “bao hộ” và “khai hoá” của thực dân Pháp ở Đông Dương.
- Tác giả đau lòng khi thấy Khải Định hèn nhát, bạc nhược. Qua đó, bộc lộ thái độ coi thường chính phủ thực dân
- Qua việc miêu tả, phê phán Khải Định, người đọc thấy được tấm lòng vì dân vì nước của Nguyễn Ái Quốc.
No comments:
Post a Comment