Monday, December 11, 2017

ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ (Bình Ngô đại cáo)

ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
(Bình Ngô đại cáo)
NGUYỄN TRÃI
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Về tác giả, xem bài trước.
2. Cáo là thể văn có nguồn gốc từ Trung Quốc x­a. Cáo được chuyên dùng để vua công bố việc lớn với muôn dân. Nguyễn Trãi dùng hai chữ đại cáo vốn là tên gọi một bài cáo cổ x­ưa nhất của Trung Quốc để thay lời Lê Lợi công bố với thiên hạ. Cáo thường hay dùng văn biền ngẫu. Văn biền ngẫu hay còn gọi là “biền văn”, “biền lệ văn” hoặc “văn tứ lục” (biền là ngựa đi sóng đôi; ngẫu là đôi, cặp). Văn biền ngẫu có năm đặc điểm:
- Ngôn ngữ đối ngẫu: các vế đối nhau theo bằng trắc, từ loại;
- Kiểu câu chỉnh tề, câu 4 chữ đối với câu 4 chữ, câu 6 chữ đối với câu 6 chữ hoặc câu 4/4 và câu 6/6 đối nhau;
- Có vần điệu, bằng trắc hài hoà;
- Sử dụng điển cố;
- Sử dụng từ ngữ bóng bẩy có tính phô trương.
Trong bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi còn có loại câu 5 chữ, 7 chữ, 10 chữ, 14 chữ rất đa dạng.
3. Đại cáo bình Ngô là một bản anh hùng ca về sức mạnh của truyền thống yêu n­ước, tinh thần độc lập tự cường, tư tưởng đại nghĩa, ý chí của quân và dân ta trong trong cuộc chiến đấu thắng lợi vang dội tr­ước giặc ngoại xâm, đem lại cuộc sống hoà bình, hạnh phúc cho toàn dân tộc ở thế kỉ XV.
II – RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tìm hiểu xuất xứ bài cáo
Gợi ý:
Cuối năm 1427, sau khi chiến thắng giặc Minh, Lê Lợi giao cho Nguyễn Trãi viết Đại cáo bình Ngô nhằm tổng kết toàn diện cuộc kháng chiến.
2. Tìm hiểu bố cục bài cáo
Gợi ý:
Bài cáo gồm 5 đoạn:
- Đoạn 1 (từ Từng nghe...  đến Chứng cớ còn ghi): Nêu luận đề chính nghĩa.
- Đoạn 2 (từ Vừa rồi...  đến Ai bảo thần dân chịu được?): Tố cáo tội ác của giặc.
- Đoạn 3 (từ Ta đây...  đến …lấy ít địch nhiều.): Lãnh tụ và nghĩa quân trong buổi đầu dấy nghiệp.
- Đoạn 4 (từ Trọn hay... đến Cũng là ch­a thấy x­ưa nay): Quá trình kháng chiến đi đến thắng lợi.
- Đoạn 5 (từ Xã tắc từ đây vững bền đến hết): Tuyên bố hoà bình, khẳng định ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
3. Tìm những từ ngữ, hình ảnh so sánh đặc sắc dùng để miêu tả thế chiến thắng của quân ta và sự thất bại của giặc.
Gợi ý:
Khí thế chiến thắng của ta
Sự thất bại nhục nhã của giặc
Đoạn từ Trọn hay...  đến …cho tất cả thế gian.
sấm vang chớp giật
máu chảy thành sông
trúc chẻ tro bay
thây chất đầy nội
thừa thắng ruổi dài
phải bêu đầu
đất cũ thu về
đành bỏ mạng
hăng lại càng hăng
cháy lại càng cháy
mưu phạt tâm công
trí cùng lực kiệt
Đoạn từ Bởi thế...  đến …ch­ưa thấy x­ưa nay.
điều binh thủ hiểm
chặt mũi tiên phong
sai tướng chẹn đường
tuyệt nguồn lương thực
ngày mười tám
Liễu Thăng thất thế
ngày hai mư­ơi
Liễu Thăng cụt đầu
ngày hăm lăm
Lương Minh bại trận tử vong
ngày hăm tám
Lí Khánh cùng kế tự vẫn
thuận đà ta đ­ưa l­ưỡi dao tung phá
bí n­ước giặc quay mũi giáo đánh nhau
đánh một trận
sạch không kình ngạc
đánh hai trận
tan tác chim muông
Tuy cùng miêu tả chiến thắng của ta, thất bại của giặc nhưng ở những đoạn khác nhau mức độ khác nhau: chiến thắng mỗi lúc một lớn, khí thế càng ngày càng mạnh mẽ, dồn dập – càng ngoan cố, thất bại càng thảm hại, nhục nhã.
4. Phân tích những thủ pháp nghệ thuật đã được sử dụng nhằm làm nổi bật chiến thắng của ta và thất bại của giặc.
Gợi ý: Các thủ pháp: liệt kê trùng điệp (những chiến thắng của ta, những thất bại của giặc), đối lập (khí thế, tư thế của bên chủ động, chiến thắng – kẻ tan tác, thất bại nặng nề, thảm khốc), so sánh tương phản (giữa chiến thắng của ta với thất bại của giặc),… Các thủ pháp này kết hợp với sự thay đổi linh hoạt hình thức câu văn ngắn - dài, tiết tấu nhanh – chậm tạo ra những sắc thái biểu cảm đa dạng: khi thể hiện khí thế, sức mạnh của quân ta thì hào hùng, mạnh mẽ, với những câu văn ngắn gọn, đanh chắc (Gươm mài đá, đá núi cũng mòn – Voi uống n­ước, n­ước sông phải cạn - Đánh một trận sạch không kình ngạc -Đánh hai trận tan tác chim muông); khi miêu tả sự thất bại của giặc thì thảm hại, tơi bời, với những câu văn dài, như sự những thất bại liên tiếp, kéo dài vô kể (Bị ta chẹn ở Lê Hoa, quân Vân Nam nghi ngờ khiếp vía mà vỡ mật ! – Thua quân ta ở Cần Trạm, quân Mộc Thạnh xéo lên nhau chạy để thoát thân).
5. Những luận điểm chính của đoạn trích:
- Hình ảnh vị lãnh tụ nghĩa quân và những khó khăn trong buổi đầu dấy nghĩa.
- Quá trình kháng chiến và thắng lợi vẻ vang.
- Tuyên bố hoà bình và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa.
6. Về hình tượng người thủ lĩnh
Gợi ý: Làm nên sức mạnh chiến thắng, còn phải kể đến vai trò của người thủ lĩnh hết lòng vì sự nghiệp chung, có tài trí, m­ưu l­ược: ý thức trách nhiệm cao đối với vận mệnh quốc gia, căm thù giặc sâu sắc, đặt nhiệm vụ cứu n­ước trở thành hoài bão, điều nung nấu của mình, trọng người hiền tài, thu phục được lòng người tạo thành sức mạnh đoàn kết, tinh thông binh pháp, chiến lược,…
7. Tìm hiểu tư tưởng đại nghĩa trong bài cáo.
Gợi ý:
Đối với nhân dân, đại nghĩa là vì nhân dân, đem lại cuộc sống yên ổn, hạnh phúc cho nhân dân, cũng tức là phải đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi (“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt tr­ước lo trừ bạo”, khi chiến thắng rồi thì “lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức”); đại nghĩa trở thành phương châm, sức mạnh chiến đấu: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn – Lấy chí nhân để thay cường bạo”.


Đối với kẻ thù, đại nghĩa thể hiện ở chiến lược đánh bằng mư­u lược, đánh vào lòng người: “Chẳng đánh mà người chịu khuất – Ta đây mư­u phạt tâm công”. Hơn nữa, khi chiến thắng, chẳng những không giết mà còn cấp cho phương tiện để rút về n­ước: “Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh – Mã Kì, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền… - Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa…''

No comments:

Post a Comment