Phú sông Bạch Đằng
(Trương Hán Siêu)
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
-Trương Hán Siêu (?-1354) tự là Thăng Phủ, người làng Phúc Am, huyện Yên Ninh (nay là thị xã Ninh Bình).
- Dưới triều Anh Tông, Dụ Tông làm quan to, lúc mất được truy tặng Thái bảo, được thờ ở Văn miếu.
- Ông học vấn uyên thâm, sinh thời được các vua Trần tin cậy, nhân dân kính trọng.
2. Sông Bạch Đằng (SGK)
3. Thể phú:
- Là một thể tài của văn học trung đại Trung Quốc được chuyển dụng ở Việt Nam .
- Phú là thể văn vần hoặc văn xuôi kết hợp văn vần dùng để miêu tả cảnh vật, phong tục,…
- Bố cục bài phú gồm bốn phần: đoạn mở; đoạn giải thích, đoạn bình luận và đoạn kết.
II. Đọc hiểu
1. Văn bản (SGK)
2. Phân tích
a. Nhân vật khách:
- Ham du ngoạn, giương buồm giong gió, lướt bể chơi trăng, gót giang hồ đi khắp nơi: Cửa Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt....
- Là người có tâm hồn phóng khoáng, tự do. Ưa hoạt động, khoái trí, ham hiểu biết.
- Nhân vật trữ tình đi vào miêu tả không gian cụ thể, phong cảnh cụ thể.
+ Bát ngát sóng kình; thướt tha đuôi trĩ; đất trời một sắc, phong cảnh ba thu; sông chìm giáo gãy; gò đầy sương khô.
- Khách đề cao cảnh trí sông Đằng.
=> Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng lịch sử, tâm hồn “khách” luyến tiếc ngậm ngùi về thời qúa khứ đẫ qua, thời quá khứ oanh liệt hào hùng của dân tộc. Khách vừa vui, tự hào, vừa buồn, nuối tiếc khi đến sông Bạch Đằng.
b. Bạch Đằng giang qua sự hồi tưởng của các bô lão:
- Cảm xúc trữ tình thành cảm xúc anh hùng ca.
- Những chiến công ở sông Bạch Đằng lừng danh không chỉ đối với thời đại mà, ý nghiã mãi với lịch sử dân tộc.
+ Là trận đánh kinh thiên động địa: trận thuỷ chiến được khắc hoạ cô đọng hàng loạt hìng ảnh nói lên sự mãnh liệt hùng dũng.
- Kẻ địch có lực lượng hùng mạnh, lại thêm mưu ma chước quỷ. Ta chiến đấu trên chính nghĩa, vì chính nghĩa nên thuận lẽ trời. Thêm vào đó, ta lại có địa lợi, nhân hoà là những yếu tố quyết định của chiến thắng.
c. Bình luận về chiến thắng trên sông Bạch Đằng:
- Theo binh pháp cổ muốn thắng có 3 nhân tố cơ bản (thiên....địa...nhân...). Các bô lão chỉ ra: sự trợ giúp của trời; tài năng của người chèo lái cuộc chiến: con người có tài, nhân vật xuất chúng, đảm đương gánh nặng mà non sông giao phó.
- Sự anh minh của hai vua Trần, đặc biệt là Tiết chế Quốc công Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn có tài thao lược, có tầm nhìn chiến lược đáng được muôn đời ca ngợi.
d. Lời ca của khách:
- Lời ca các bô lão: nhấn mạnh lẽ đời mang tính quy luật: bất nghĩa tiêu vong; anh hùng lưu danh.
- Khách: đề cao vai trò hai vị Thánh quân - Hai vua Trần. Đức cao mới thật sự là điều quyết định của chiến cuộc. Đề cao giá trị con người - mang giá trị nhân văn sâu sắc.
III.Tổng kết:
1. Nội dung: Phú sông Bạch Đằng là bài ca yêu nước và tự hào dân tộc.
- Nhà thơ bộc lộ tư tưởng nhân văn sâu sắc tiến bộ: vinh và nhục, thắng và bại, tiêu vong và trường tồn,...
2. Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ tráng lệ, giàu hình ảnh; tác giả sử dụng điển tích, điển cố rất tài tình.
1. Tác giả:
-Trương Hán Siêu (?-1354) tự là Thăng Phủ, người làng Phúc Am, huyện Yên Ninh (nay là thị xã Ninh Bình).
- Dưới triều Anh Tông, Dụ Tông làm quan to, lúc mất được truy tặng Thái bảo, được thờ ở Văn miếu.
- Ông học vấn uyên thâm, sinh thời được các vua Trần tin cậy, nhân dân kính trọng.
2. Sông Bạch Đằng (SGK)
3. Thể phú:
- Là một thể tài của văn học trung đại Trung Quốc được chuyển dụng ở Việt Nam .
- Phú là thể văn vần hoặc văn xuôi kết hợp văn vần dùng để miêu tả cảnh vật, phong tục,…
- Bố cục bài phú gồm bốn phần: đoạn mở; đoạn giải thích, đoạn bình luận và đoạn kết.
II. Đọc hiểu
1. Văn bản (SGK)
2. Phân tích
a. Nhân vật khách:
- Ham du ngoạn, giương buồm giong gió, lướt bể chơi trăng, gót giang hồ đi khắp nơi: Cửa Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt....
- Là người có tâm hồn phóng khoáng, tự do. Ưa hoạt động, khoái trí, ham hiểu biết.
- Nhân vật trữ tình đi vào miêu tả không gian cụ thể, phong cảnh cụ thể.
+ Bát ngát sóng kình; thướt tha đuôi trĩ; đất trời một sắc, phong cảnh ba thu; sông chìm giáo gãy; gò đầy sương khô.
- Khách đề cao cảnh trí sông Đằng.
=> Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng lịch sử, tâm hồn “khách” luyến tiếc ngậm ngùi về thời qúa khứ đẫ qua, thời quá khứ oanh liệt hào hùng của dân tộc. Khách vừa vui, tự hào, vừa buồn, nuối tiếc khi đến sông Bạch Đằng.
b. Bạch Đằng giang qua sự hồi tưởng của các bô lão:
- Cảm xúc trữ tình thành cảm xúc anh hùng ca.
- Những chiến công ở sông Bạch Đằng lừng danh không chỉ đối với thời đại mà, ý nghiã mãi với lịch sử dân tộc.
+ Là trận đánh kinh thiên động địa: trận thuỷ chiến được khắc hoạ cô đọng hàng loạt hìng ảnh nói lên sự mãnh liệt hùng dũng.
- Kẻ địch có lực lượng hùng mạnh, lại thêm mưu ma chước quỷ. Ta chiến đấu trên chính nghĩa, vì chính nghĩa nên thuận lẽ trời. Thêm vào đó, ta lại có địa lợi, nhân hoà là những yếu tố quyết định của chiến thắng.
c. Bình luận về chiến thắng trên sông Bạch Đằng:
- Theo binh pháp cổ muốn thắng có 3 nhân tố cơ bản (thiên....địa...nhân...). Các bô lão chỉ ra: sự trợ giúp của trời; tài năng của người chèo lái cuộc chiến: con người có tài, nhân vật xuất chúng, đảm đương gánh nặng mà non sông giao phó.
- Sự anh minh của hai vua Trần, đặc biệt là Tiết chế Quốc công Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn có tài thao lược, có tầm nhìn chiến lược đáng được muôn đời ca ngợi.
d. Lời ca của khách:
- Lời ca các bô lão: nhấn mạnh lẽ đời mang tính quy luật: bất nghĩa tiêu vong; anh hùng lưu danh.
- Khách: đề cao vai trò hai vị Thánh quân - Hai vua Trần. Đức cao mới thật sự là điều quyết định của chiến cuộc. Đề cao giá trị con người - mang giá trị nhân văn sâu sắc.
III.Tổng kết:
1. Nội dung: Phú sông Bạch Đằng là bài ca yêu nước và tự hào dân tộc.
- Nhà thơ bộc lộ tư tưởng nhân văn sâu sắc tiến bộ: vinh và nhục, thắng và bại, tiêu vong và trường tồn,...
2. Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ tráng lệ, giàu hình ảnh; tác giả sử dụng điển tích, điển cố rất tài tình.
No comments:
Post a Comment